Domain Authority (DA) thể hiện được độ uy tín của một website, có điểm số ( từ 0 – 100), nó ước tính được một trang web sẽ xếp hạng như thế nào trên công cụ tìm kiếm. Để hiểu cụ thể hơn về Domain Authority là gì? Và những cách làm tăng DA cho website của bạn. Cùng đồng hành với chúng tôi trong bài viết ngày hôm nay

Domain Authority là gì?

Domain Authority (DA) là điểm xếp hạng website, điểm số này được tạo ra bởi Moz. Mục đích chính của DA là dự đoán khả năng xếp hạng của một website trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs).

Điểm Domain Authority nằm trong khoảng từ 0 đến 100. Một Website đạt điểm cao sẽ có khả năng xếp hạng cao hơn.

Domain Authority là gì?

Domain Authority được đánh giá nhiều yếu tố (bao gồm liên kết các Roots Domain và tổng số các liên kết) tạo nên một điểm Domain Authority duy nhất. Điểm số này sau đó có thể được sử dụng khi so sánh các Website với nhau. Hoặc theo dõi “Ranking Strength” (khả năng cạnh tranh xếp hạng) theo thời gian.

Lưu ý: Domain Authority không phải số liệu được Google sử dụng để xếp hạng tìm kiếm. Và DA không ảnh hưởng đến SERP. 

Thực tế Domain Authority được ứng dụng trong việc so sánh giữa các website với nhau hơn mà so sánh xếp hạng. Những website có số lượng liên kết ngoài lớn và chất lượng cao luôn nằm ở trong Top đầu của Domain Authority. Chính vì vậy những website mới được thiết kế sẽ có Domain Authority thấp.

Mục tiêu chính của bạn đó chính là cạnh với những đối thủ cạnh tranh của mình. Việc kiểm tra Domain Authority của đối thủ và so với mình để có một chiến lược SEO hiệu quả nói chung và SEO Onpage nói riêng.

Xem thêm: Thuật toán Mobile Friendly và sự ảnh hưởng trong SEO như thế nào

5+ cách tăng chỉ số Domain Authority cho website

Chọn một content tốt

5+ cách tăng chỉ số Domain Authority cho website

Những bài content của bạn phải đạt được chất lượng để nâng cao điểm DA tốt. Content chuẩn seo, độc đáo và giá trị để tiếp cận được với người đọc ngay lập tức. Bạn nên lưu ý một số điều như:

  • KHÔNG sao chép từ bài của website khác sang website của bạn.
  • Sử dụng các từ đồng nghĩa để tránh lặp lại mộ từ quá nhiều lần.
  • Tập trung vào nội dung chính, không lan man.
  • Bố cục nội dung rõ ràng, chuyên nghiệp.

Tối ưu Onpage

Thực hiện tối ưu Onpage là điều cần thiết nếu bạn muốn tăng DA hiệu quả. Các thao tác tối ưu cực kỳ đơn giản liên quan đến Tiêu đề trang, vị trí và mật độ từ khóa, độ dài đoạn văn, thẻ heading,… Một số gạch đầu dòng để việc tối ưu Onpage được cụ thể hơn:

  • Mật độ từ khóa: Đừng nhồi nhét quá nhiều từ khóa và nên giữ mật độ từ khóa trong khoảng 0.5% đến 1.5%. Nếu bạn sử dụng những công cụ như Rank Math, Yoast SEO thì điều này sẽ trở nên dễ dàng.
  • Thẻ tiêu đề (H1, H2, H3, vv) để làm nổi bật các điểm chính.
  • Từ khóa chính: Chọn một từ khóa phù hợp cho các bài đăng. Tập trung những từ khóa đuôi dài để nâng cao số lượng từ khóa liên quan bổ sung thêm cho từ khóa chính.
  • Cấu trúc URL: Kiểm tra và tạo ra các URL thân thiện với người dùng và cả các công cụ tìm kiếm, việc này tối ưu hiệu quả tổng thể SEO
  • Thẻ Description- Không được để trống độ dài từ 150 – 160 ký tự, nên chứa từ khóa chính.
  • Tiêu đề: Bắt đầu tiêu đề của bạn bằng từ khóa chính sẽ tối ưu hơn.
  • Tối ưu hóa hình ảnh: Hình trên website nên được tối ưu bởi nó khá nặng, một hình ảnh nên có dung lượng nhỏ hơn 150KB.

Chọn tên miền

Nên lựa chọn một tên miền (Domain) dễ nhìn, dễ đọc được để người dùng truy cập. Khi người dùng tìm một chủ đề liên quan đến ngành của bạn thì họ sẽ nhớ ngay những tên miền ấn tượng và dễ nhớ.

Chọn tên miền

Liên kết nội bộ

Nhờ vào những liên kết nội bộ này, website của bạn sẽ tăng được Time on Site (Thời gian trên trang), giảm đi Bounce Rate (Tỷ lệ thoát trang). Những  liên kết này sẽ giúp người dùng tìm hiểu thêm các thông tin liên quan đến chủ đề bạn đang đề cập. 

Tần suất đăng bài

Hãy thường xuyên đăng bài, nên cố định những ngày trong tuần. Tần suất càng cao, càng đều sẽ giúp tăng Domain Authority dễ dàng.

Tần suất đều sẽ mang lại những lợi ích khác như:

  • Lưu lượng truy cập cao hơn, trang xếp hạng cao hơn.
  • Rất nhiều nội dung chất lượng liên kết tới.
  • Phát triển kỹ năng viết.
  • Mang lại những điều mới mẻ chia sẻ với độc giả
  • Tạo sự tin tưởng giữa khách truy cập.
  • Tăng chuyển đổi và bán hàng.

Loại bỏ các link xấu

Loại bỏ các link xấu

Thỉnh thoảng, nên xem lại danh sách các liên kết trên website của bạn để loại bỏ đi những liên kết ngoài độc hại. Làm như vậy, sẽ được công cụ tìm kiếm đánh giá cao, giúp website sạch và thân thiện với người dùng hơn.

Website của bạn có nhiều liên kết, làm thường xuyên sẽ giúp bạn nắm được số lượng cũng như chất lượng các liên kết của mình.

Đảm bảo thân thiện với thiết bị Mobile

Ngày nay, người dùng truy cập thông tin nhiều hơn trên thiết bị di động. Việc tối ưu hiển thị trên di động sớm thì bạn đã vượt xa những đối thủ không thực hiện việc này. Nếu chưa tối ưu hãy bắt tay vào thực hiện ngay bạn nhé.

Website không thân thiện với di động sẽ ảnh hưởng đến vị trí trên công cụ tìm kiếm (trên thiết bị di động). Nó còn khiến bạn mất nhiều khách truy cập vì thời gian chờ lâu, font bị lỗi hay Layout mất cân đối.

Công cụ được nhiều người sử dụng để kiểm tra website có đang thân thiện với thiết bị di động hay không đó là Google Search Console

Đọc tới dòng này, bạn đã có được trong tay những “vũ khí” lợi hại rồi đúng không nào! Còn chần chừ gì nữa, hãy bắt tay vào thực hiện tăng Domain Authority ngay.