Truy vấn của người dùng luôn thay đổi không ngừng để có thể đạt được hiệu quả cao SEO thì bạn cần đến các yếu tố liên quan. Và một trong số đó là Search Intent. Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết hôm nay, giúp bạn hiểu hơn về Ý định người dùng và tối ưu được SEO của website.

Search Intent là gì?

Search Intent hay ý định tìm kiếm là ý định, mục đích, câu hỏi tìm kiếm của người dùng trên các SERPs như Google. Mỗi người đều có những mục đích riêng khi sử dụng các công cụ tìm kiếm. Nếu trang web đáp ứng được nhu cầu này nó sẽ được thăng hạng.

Search Intent là gì?

Tầm quan trọng của Search Intent trong

Lý do khiến Search Intent quan trọng với SEO là gì? Chúng ta đều biết rằng Google luôn mong muốn mang đến kết quả chính xác nhất cho các truy vấn. Vì vậy, xác định được ý định tìm kiếm của người dùng sẽ trở nên cực kì quan trọng, hãy cùng xét một ví dụ dưới đây để thấy được ảnh hưởng của Search Intent.

Ví dụ:

Với câu truy vấn “công thức nấu thịt gà nhanh”, bạn nhấp vào kết quả đầu tiên. Tuy nhiên, công thức này mất 1 giờ để hoàn thành. Bạn quyết định quay trở lại và truy cập vào một trang web khác. Lần này công thức có thể hoàn thành trong 10 phút. Bạn cảm thấy mình đã nhận được câu trả lời chính xác và quyết định dừng lại tại đây.

Như vậy, Google đã xác định được với câu tìm kiếm “công thức nấu thịt gà nhanh” Search Intent chính là công thức nấu trong 10 phút. Và nếu những người tìm kiếm khác tiếp tục lặp lại như trên, trang web có công thức này sẽ được thăng hạng so với trang web có công thức nấu trong 1 giờ.

Cách phân loại Search Intent

Theo một số nghiên cứu khoa học của Semrush, Yoast SEO và Ahrefs chúng ta có thể phân chia Search Intent thành 4 loại chính dựa trên các mục đích tìm kiếm khác nhau như sau:

Informational Search Intent – Ý định tìm kiếm thông tin

Lúc này người dùng đang có một thắc mắc cụ thể hoặc muốn biết thêm thông tin về một chủ đề nào đó và họ muốn thực hiện một truy vấn đề tìm lời giải cho thắc đó. Hình thức thể hiện phổ biến của Informational Search Intent là các truy vấn dưới dạng câu hỏi, song đôi khi nó cũng được thể hiện dưới dạng một cụm từ bình thường.

Ý định tìm kiếm thông tin

Một số ví dụ về các truy vấn tìm kiếm thông tin:

thẻ canonical là gì

“cách luộc trứng lòng đào”

“seo là gì?”

lsi keyword

“tỉ số việt nam thái lan”

“thời tiết hôm nay”

“HTML 5”

Commercial Investigation Search Intent – Ý định tìm kiếm điều tra thương mại

Loại User Intent này xuất hiện trong giai đoạn người tìm kiếm đang phân vân giữa các thương hiệu hoặc sản phẩm khác nhau. Họ vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng sẽ lựa chọn cái nào để thỏa mãn nhu cầu của mình. Do vậy truy vấn của người mang ý định tìm kiếm này thường thể hiện dưới dạng so sánh, đánh giá để tìm ra cái tột nhất trong một nhóm các thương hiệu sản phẩm dịch vụ khác nhau.

Ý định tìm kiếm điều tra thương mại

Những người này cũng có ý định giao dịch nhưng cần thêm thời gian và lượng thông tin thuyết phục.

Một số ví dụ về truy vấn điều tra thương mại:

“so sánh iphone 11 và note 10”

“đánh giá airpods pro”

“top nước hoa nữ dior”

“tủ bếp dưới 10 triệu”

Transactional Search Intent – Ý định tìm kiếm giao dịch

Khi thực hiện loại tìm kiếm này người dùng đang có ý định và sẵn sàng để giao dịch – mua bán sản phẩm, thuê dịch vụ, trao đổi hàng hoá,… Thường những truy vấn của người mang ý định tìm kiếm giao dịch sẽ bao gồm tên sản phẩm/ dịch vụ cụ thể kèm theo một số từ như: mua, đặt, ở đâu, giá, khuyến mại…

Ý định tìm kiếm giao dịch

Những Transactional Search Intent sẽ có tỉ lệ chuyển đổi cao hơn nên bạn cũng cần ưu tiên tối ưu so với dạng Informational Intent cung cấp thông tin.

Một số ví dụ về Transactional keywords:

“mua macbook pro 2022”

“kem chống nắng neutrogena spf 55”

“mua ip7 plus cũ”

“vé máy bay từ sài gòn đi bình định”

Navigational Search Intent – Ý định tìm kiếm điều hướng

Lúc này người dùng đang muốn đi tới đích xác một trang web cụ thể, chỉ là họ đang “lười” gõ ra toàn bộ dòng url của trang web hoặc không chắc chắn về địa chỉ cụ thể đường dẫn trang web đó là gì, đơn giản và nhanh chóng chỉ cần “Google it”.

Ý định tìm kiếm điều hướng

Một số ví dụ về truy vấn mang User Intent điều hướng:

“facebook”

“twitter login”

“hth digital”

“on page”

Cần làm gì để tối ưu Search Intent hiệu quả?

Làm cách nào để tối ưu Search Intent hiệu quả? Những lưu ý khi tối ưu Search Intent là gì? Hãy cùng giải quyết những câu hỏi đó. Sau khi đã xác định được ý định tìm kiếm, công việc tiếp theo chắc chắn là tối ưu Search Intent sao cho hiệu quả. Hãy tham khảo những cách sau:

Khám phá ý định tìm kiếm thông qua từ khóa

Đơn giản hơn là xác định được từ khóa chính cho nội dung đáp ứng được ý định tìm kiếm của người dùng. Có 4 loại Intent phổ biến giúp bạn làm được việc này đó là Thông tin, điều hướng, thương mại, giao dịch.

Ví dụ: từ khóa “mua bàn để laptop” là loại thương mại nhưng từ khóa “dùng bàn laptop chống đau lưng” lại là loại Intent tìm kiếm thông tin. Xác định đúng loại Intent, bạn cần tiếp tục kiểm tra các trang đã xếp hạng để tìm ra điểm giống giữa các trang này.

Tối ưu trải nghiệm người dùng

Một vài mẹo tối ưu trải nghiệm người dùng dành cho các webmaster:

  • Tối giản lượng popup: càng giảm khả năng người dùng thoát khỏi trang càng được Google đánh giá cao. Họ không thích popup và khách truy cập web cũng vậy.
  • Phông chữ lớn (13): phông chữ lớn giúp nội dung trở nên rõ ràng, dễ đọc.
  • Tiêu đề phụ: bổ sung các tiêu đề phụ trong bài viết làm cho nội dung trở nên mạch lạc hơn. Thay vì phải đọc toàn bộ người dùng có thể đọc lướt và tìm thấy câu trả lời nhanh chóng.
  • Kết hợp video và hình ảnh: giúp nội dung được trình bày thu hút, khoa học hơn.
  • Sử dụng Google Analytic: công cụ của mọi SEOer trong việc quản lý và phát triển website.

Cải thiện nội dung hiện có

Có rất nhiều bài viết rất hay và được tối ưu Onpage tốt lẫn lượng backlink lớn vẫn không đạt thứ hạng cao. Nếu điều này xảy ra, rất có thể bạn đang mắc lỗi trong việc xác định Search Intent.

Giải pháp lúc này chính là kiểm tra lại ý định tìm kiếm từ người dùng. Ví dụ về từ khóa “domain authority là gì” ở trên là một điển hình, khi hầu như các kết quả đầu tiên đều là công cụ. Và nếu bạn viết một nội dung chia sẻ thông tin, kiến thức về backlink tất nhiên nó sẽ không thể cạnh tranh với các kết quả về công cụ.

Tối ưu hóa trang thương mại

Như đã chia sẻ, với sự phát triển của nền thương mại điện tử, ý định tìm kiếm của người dùng cũng thay đổi. Không chỉ là thông tin mà còn giao dịch, trao đổi, mua bán sản phẩm, cụ thể hơn là các từ khóa mang tên sản phẩm.

Ví dụ: từ khóa “tai nghe airpods pro” sẽ cho kết quả là những trang thương mại điện tử. Trong đó, sẽ bao gồm nội dung sản phẩm và các thông tin về giao dịch, đánh giá, review sản phẩm… Vì vậy, nếu bạn muốn đạt thứ hạng cao cho những từ khóa này, hãy tạo một trang được tối ưu Search Intent với các giao dịch, mua bán sản phẩm này.

Tối ưu hóa trang thương mại

Truy vấn điều hướng

Là những truy vấn để tìm đến một trang web mà người dùng đã định hướng. Ví dụ với từ khóa “Google Search Console”, dù bạn đạt được thứ hạng cao nhưng lượt nhấp lại không nhiều. Do người dùng đã định hướng trang mà họ muốn đến là Google Webmaster Tools và họ sẽ không truy cập một bên thứ ba.

Ngoài ra, một số từ khóa chứa nhiều ý định cũng cần được quan tâm. Một số từ khóa dạng này gây hoang mang cho người làm SEO nhưng bạn chỉ cần quyết định chọn một trong các ý định đó để triển khai là được.

Tối ưu hóa Search Intent nâng cao

Là bước tiếp theo trong công việc nghiên cứu, phân tích và ứng dụng Search Intent. Lấy ví dụ về từ khóa “tai nghe khử tiếng ồn”, khi thực hiện truy vấn này người dùng có mục đích giao dịch (mua tai nghe). Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, giao dịch chưa phải là mục đích cuối duy nhất, họ vẫn chưa đi đến quyết định mua hàng ngay.

Kết quả tìm kiếm đã minh chứng cho điều này, ngoài giao dịch, người dùng còn muốn xem thông tin, lựa chọn trước khi quyết định. Điều này khiến các thứ hạng đầu trở nên đa dạng hơn bao gồm cả những trang cung cấp giao dịch và các web, blog cung cấp thông tin sản phẩm.

Như vậy, bạn đã biết được khái niệm về Search Intent là gì, tầm quan trọng, cách phân loại Search Intent cũng như cách để tối ưu từ khóa này như thế nào. Hy vọng bài viết mang lại cho bạn nhiều lợi ích, hẹn gặp lại bạn trong bài viết tiếp theo nhé.